Khu vực bếp nấu và phòng ăn có nhiệm vụ chính trong việc nấu nướng những bữa ăn hàng ngày, đảm bảo sức khỏe và sự kết nối thân mật giữa các thành viên trong gia đình. Công năng đơn thuần, nhưng khu vực này lại cần trang bị rất nhiều vật dụng nội thất như tủ kệ đựng gia vị, gạo, đồ khô, tủ chạn bát, bếp khô, bếp ướt, bàn đảo, bàn ăn... Hơn nữa bếp nấu còn thường xuyên chịu ảnh hưởng của mùi thức ăn, khói, sự tăng giảm nhiệt độ liên tục khiến cho đồ nội thất khó bảo quản hơn. Các hoạt động nấu ăn ở gian bếp thương diễn ra với tần suất cao và nhịp độ khẩn trương. Nếu diện tích bếp nhỏ thì sắp xếp không gian như nào để tiện lợi, sang trọng và sạch sẽ. Cùng kiến trúc sư Nhà Sang tìm hiểu một số kinh nghiệm dưới đây khắc phục nhược điểm của một gian bếp nhỏ.
Trong thiết kế các ngôi nhà hiện đại, gia chủ thường làm khu vực bếp nấu và phòng ăn liên thông với các không gian khác trong nhà như phòng khách. Kiểu thiết kế mở này giúp các khu vực chức năng trong nhà được liên thông với nhau, tận dụng tối ưu diện tích sử dụng. Đối với những căn nhà có diện tích nhỏ, hạn chế những bức tường, bức vách ngăn phòng giúp phòng bếp rộng rãi thoải mái hơn, bữa ăn thêm ngon miệng, ấm cũng hơn.
Thiết kế những không gian mở trong một ngôi nhà phố có diện tích nhỏ đi theo lối kiến trúc hiện đại, tạo nên sự hài hòa về tổng thể kiến trúc, góp phần tăng thêm tính thẩm mỹ cho nội thất nhà ở khi khu vực bếp có chung ngôn ngữ với các khu vực xung quanh tạo sự thống nhất, cân đối và đồng bộ.
Khi lựa chọn đồ nội thất cho những căn bếp có diện tích nhỏ, gia chủ không nên lựa chọn những màu tối vì chúng thường mang đến cảm giác chật chội, ẩm thấp và tù túng. Nghiên cứu khoa học chứng minh rằng những màu sắc tươi sáng như trắng, vàng, be, hồng...giúp đánh lừa thị giác về một không gian rộng mở hơn diện tích thực. Những màu này cũng rất tốt khi dùng trong phòng bếp ăn giúp kích thích vị giác, tăng cảm giác ăn uống ngon miệng hơn. Những màu này cũng rất phù hợp với các đồ dùng bếp phổ biến hiện nay, không làm khó gia chủ khi muốn mua sắm thêm đồ dùng nhà bếp trong quá trình sử dụng.
Một phòng bếp ăn dù có diện tích nhỏ nhưng được thiết kế khéo léo đưa thật nhiều ánh sáng tự nhiên vào nội thất sẽ làm cho không gian bừng lên sức sống, tươi sáng tạo cảm giác sạch sẽ thoáng mát. Đồng thời cải thiện diện tích căn phòng.
Tùy vào hiện trạng thực tế của mỗi ngôi nhà, có thể kết hợp các loại ánh sáng khác nhau để cải thiện cho không gian phòng bếp ăn có diện tích nhỏ như sau:
- Ánh sáng chính: Phát ra từ trên trần nhà hoặc tường, thắp sáng cả không gian phòng bếp, quyết định sự thoải mái của căn phòng.
- Ánh sáng ở các khu chức năng: Loại ánh sáng này thường là ánh sáng trắng hoặc vàng, có độ chiếu sáng vừa đủ, giúp việc nấu nướng, vệ sinh nhà bếp thoải mái hơn.
- Ánh sáng tự nhiên: loại ánh sáng giúp gian bếp luôn khô thoáng và còn có khả năng khử mùi thức ăn, đồng thời giảm sự hình thành và phát triển của vi khuẩn.
- Tủ bếp sát trần là giải pháp tối ưu cho những căn bếp có diện tích nhỏ. Vừa tận dụng được khoảng không vừa làm tủ chứa rất nhiều đồ bếp nhỏ nhặt dễ bừa bộn. Với các gian bếp có diện tích hạn chế, chủ hộ nên sử dụng mẫu tủ bếp chữ L hoặc chữ I, kết hợp cùng thiết kế sát trần để có khu vực cất giữ đồ dùng bếp rộng rãi.
Về chất liệu, kính hoặc các loại gỗ công nghiệp là những vật liệu được sử dụng làm tủ bếp nhiều nhất trong thiết kế nội thất nhà bếp. Với màu sắc đa dạng, tươi sáng, các loại tủ làm từ chất liệu này sẽ tạo cảm giác sạch sẽ, hiện đại nhưng không kém phần sang trọng, tinh tế, phù hợp với tất cả các phong cách thiết kế đang được ưa chuộng như hiện đại, cổ điển hay tân cổ điển.
- Đối với các phòng bếp ăn nhỏ bàn ăn hoặc bàn đảo có thể có cả 2 hoặc 1 loại bàn có công năng của cả 2 nhằm tối ưu diện tích sử dụng. Bàn đảo đồng thời làm bàn ăn hoặc ngược lại. Đây là nơi các thành viên trong gia đình quây quần dùng bữa mỗi ngày. Việc lựa chọn bộ bàn ăn cho nhà bếp phụ thuộc vào các yếu tố như: diện tích phòng, phong cách kiến trúc và số lượng thành viên trong gia đình.
Một bộ bàn ghế đẹp không chỉ ảnh hưởng bởi kiểu dáng, hình thức mà còn cần có kích thước phù hợp với không gian thực tế của căn bếp. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều kiểu dáng bàn ăn, gia chủ có thể thoải mái lựa chọn như: bàn tròn, hình chữ nhật hay hình vuông với chất liệu, kích thước đa dạng. Với gian bếp nhỏ, chủ hộ nên ưu tiên mẫu bàn ăn hình chữ nhật hoặc vuông để phù hợp với diện tích và kiến trúc tổng thể.
Những bộ dụng cụ nhà bếp nhỏ gọn, đa năng cũng được coi là “trợ thủ” đắc lực cho công việc nấu nướng của các chị em nội trợ để đảm bảo không gian gọn gàng, sạch sẽ. Những đồ gia dụng hỗ trợ cho người nội chợ trong quá trình nấu nướng như nồi cơm điện, máy xay, máy ép hoa quả, lò vi sóng, máy rửa bát...
Mặt bếp, bàn chia đảo thức ăn, quầy bar ốp đá tự nhiên màu trắng vừa sang trọng lại sạch sẽ dễ dàng lau dọn dầu mỡ bắn ra trong quá trình nấu nướng. Bồn rửa bát có mở cửa sổ kính nhỏ vừa giúp lấy sáng tự nhiên cho bếp, vừa giúp lưu thông không khí do nhiều khi máy hút mùi cũng không khử được triệt để mùi do nấu nướng - đánh giá cao cho thiết kế mang tính ứng dụng. Ngoài ra các đồ gia dụng phòng bếp sau khi sử dụng đều được đặt sau những cảnh tủ bếp gỗ kín đáo, giúp phần nào giảm bớt sự bừa bộn rối mắt cho phòng bếp có diện tích nhỏ.
Gửi yêu cầu tư vấn thiết kế nhà tại chuyên mục Tư vấn thiết kế nhà hoặc liên hệ ngay tới 0936104768 để đượctư vấn, đăng ký thiết kế nội thất.
Liên hệ thiết kế và thi công:
Email: tuvannhasang@gmail.com
Hotline: 0936 104 768