Nhà biệt thự có những tiêu chuẩn riêng với những yêu cầu hình thái ngoại thất và công năng sử dụng tiện nghi gắn liền với thói quen sinh hoạt người sử dụng. Nhà biệt thự có sự phân biệt rạch ròi giữa không gian công cộng và không gian riêng tư.
1. Không gian công cộng
- Là không gian chung phục vụ nhiều người trong gia đình gồm sảnh, phòng khách, phòng sinh hoạt chung, bếp ăn...
Thứ nhất, sảnh trong nhà biệt thự là không gian không thể thiếu. Một sảnh hợp lý sẽ tạo cảm giác sang trọng cho ngôi nhà và cũng giúp không gian bên trong được kín đáo, ngăn nắp và sạch sẽ hơn nhiều.
Ngoài chức năng đón khách, phòng sảnh còn là nơi để các đồ dùng thường nhật như giày dép, mũ nón, áo khoác ngoài, đồ che mưa...
Một phòng sảnh có diện tích vừa phải, phù hợp với tổng thể chung của nhà sẽ tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi cho người sử dụng.
Thứ hai, phòng khách biệt thự,
Phòng khách trong nhà ở biệt thự không chỉ đơn giản là nơi tiếp đón khách mà còn là nơi đầu tiên tạo ấn tượng với khách, thể hiện cá tính gia chủ. Một phòng khách luôn cần tạo sự sang trọng, lịch sự, không nên bày biện quá nhiều đồ nội thất lỉnh kỉnh mà nên chọn lọc một số đồ nội thất thiết yếu và một số đồ trưng bày có giá trị thẩm mỹ cao. Phòng khách nên rộng rãi, thoáng đãng và nên có góc nhìn ra vườn hoặc phong cảnh thiên nhiên.
Thông thường phòng khách nên rộng ít nhất 20 - 25m2 cho những biệt thự nhỏ, 25 - 30m2 cho biệt thự loại trung bình và 30 - 40m2 cho biệt thự lớn và từ 40m2 trở lên cho dinh thự.
Thứ ba, Phòng bếp là không gian quan trọng cho bất kỳ ngôi nhà nào
Với nhà biệt thự, một khu bếp tiêu chuẩn ngoài những yếu tố cơ bản về công năng sử dụng như tam giác hình học: bếp ga - chậu rửa - tủ lạnh không nên vượt quá 5m thì còn những yêu cầu khác như: bàn gia công thực phẩm sạch kết hợp làm bàn soạn đồ ăn, một bàn ăn đa năng cho 2 - 4 người kết hợp làm bàn sơ chế cho người nội trợ sử dụng, một tủ bát đĩa riêng và một kho đồ bếp riêng giúp phòng bếp luôn gọn gàng, ngăn nắp.
Có nhiều dạng sơ đồ bố trí khu bếp như dạng thẳng, chữ U, chữ L, song song... Phòng bếp nên sáng sủa và cần được thông thoáng tốt. Nên bố trí chậu rửa gần cửa sổ lấy ánh sáng tự nhiên. Phòng bếp nên được thiết kế sao cho hợp lý nhất về sơ đồ bố trí và cả diện tích sử dụng để giảm tối đa thời gian di chuyển cho người nội trợ trong bếp.
Thứ tư, Phòng sinh hoạt chung
Thường được sử dụng trước và sau bữa ăn; đây là nơi tụ họp gia đình trước và sau bữa ăn; nơi tụ họp các thành viên gia đình trò truyện, chia sẻ với nhau (thường chỉ sử dụng vào buổi tối nên không nhất thiết phải quá lớn, thường chỉ cần 20 - 25m2)
Thứ năm, Khu vệ sinh chung
Khu vệ sinh chung chỉ nên thiết kế ở các khu vực công cộng gần phòng khách, phòng ăn chính, khu giải trí đa năng trong nhà vì với biệt thự thì tính độc lập và riêng tư cho mỗi nhà ngủ là rất quan trọng (thông thường trong phòng ngủ đã có khu vệ sinh riêng rồi).
Phòng vệ sinh công cộng không cần quá rộng (khoảng 3-5m2 là đủ); nếu cần thiết kế cả khu tắm đặc biệt cho cả gia đình (xông hơi, xông khô, bồn sục) thì nên được tổ chức ở một nơi đặc biệt, nên bố trí tầng trên cùng.
2. Không gian riêng tư
Chủ yếu là phòng ngủ riêng của mỗi cá nhân.
Thứ nhất, phòng ngủ Master tiện nghi rộng rãi
Phòng ngủ lớn (thường dành cho gia chủ) luôn cần bố trí tại một nơi ít đi lại nhất trên tầng. Phòng ngủ vợ chồng đòi hỏi tiêu chuẩn diện tích cao và tiện nghi hơn hẳn các phòng khác. Phòng ngủ này đòi hỏi sự riêng tư, kín đáo nên thường được thiết kế sảnh đệm. Nên thiết kế thêm phòng thay đồ (nơi để quần áo bẩn, sạch, tủ giày, mũ...); phòng thay đồ còn có thể sử dụng làm hệ tủ kho treo chứa chăn, ga phủ...do đó phòng thay đồ nên thiết kế dài và có diện tích 8 - 15m2; phòng vệ sinh thiết kế rộng với hệ tủ lavabo kết hợp bàn trang điểm, phòng tắm đứng, bồn tắm nằm, phòng xí riêng và có thể kết hợp với một số đồ bày, trang trí tự nhiên, do vậy nên thiết kế diện tích khoảng 10 -15m2.
Phòng ngủ chính nên rộng với giường đôi loại lớn (1.8m x 2m; 2 x 2.2m) và không nên kê giường sát tường. Phòng nên có đầy đủ tivi, sofa nghỉ, tủ đồ bày, hệ bàn viết. Nên thiết kế phòng rộng 20 -30m2 có cửa sổ rộng hướng phía có cảnh quan đẹp.
Thứ hai, phòng ngủ nhỏ riêng
Phòng ngủ con cái: không cần diện tích quá lớn, nên dùng giường đơn (1.2 x 2m hoặc 1.5 x 2m). Phòng chỉ cần hệ tủ đồ (nên thiết kế âm tường tiết kiệm diện tích), hệ bàn viết và tivi nếu cần. Phòng này có thể dao động diện tích 14 -18m2
Phòng ngủ người giúp việc hoặc phòng ngủ dự phòng có thể chỉ cần 9 - 12m2.
Phòng vệ sinh riêng không nên quá rộng chỉ khoảng 4 -6m2 với tủ lavabo, bàn cầu, khay tắm đứng.
Thực tế ngày nay, khi tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, xây nhà biệt thự đang trở nên nhu cầu thiết yếu giúp nâng cao mức sống. Những ngôi nhà kiểu Pháp mang nét đẹp riêng, khác lạ và độc đáo so với những kiến trúc khác. Nó mang lại sự cân bằng, hài hòa với tính thẩm mỹ đẳng cấp, sang trọng vượt thời gian.
Nhà Sang thương hiệu số 1 về thiết kế nhà biệt thự kiểu Pháp hoành tráng, sang trọng với đa dạng kiểu dáng, được biến tấu tùy theo yêu cầu và sở thích của chủ đầu tư, KTS sẽ có những tư vấn cụ thể, chi tiết kiến tạo công trình mang đậm nét cá tính gia chủ.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí tận tình.
Liên hệ thiết kế và thi công:
Email: tuvannhasang@gmail.com
Hotline: 0936 104 768