Hiện nay, thiết kế biệt thự tân cổ điển kiểu thông tầng vừa hiện đại, vừa rộng thoáng sang trọng đang dần trở thành xu hướng được ưa chuộng của những gia chủ chịu chi, và có quỹ đất rộng. Thiết kế biệt thự tân cổ điển thông tầng vừa giữ được nét sang trọng đẳng cấp phong cách kiến trúc quý tộc, vừa tạo được một không gian cao, sáng và thoáng mát hơn rất nhiều - khắc phục được những nhược điểm của kiến trúc cũ. Do vậy đây như một giải pháp tối ưu của những gia chủ yêu thích vẻ hoài cổ và kiến trúc hiện đại hòa trộn.
Biệt thự thông tầng là kiểu thiết kế có khoảng không gian trống. Khoảng không gian này có tác dụng nhằm tạo sự thông thoáng. Đồng thời thiết kế thông tầng giúp cho nội thất trong nhà nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên hơn.
Khác với giếng trời, thông tầng là một khoảng không rộng hơn nhiều. Thiết kế biệt thự tân cổ điển thông tầng không bắt buộc phải tạo khoảng lưu thông không gian từ mái nhà xuống tầng trệt. Có thể thông chỉ 2 tầng của ngôi nhà với nhau cũng được. Số tầng liên thông nhau phụ thuộc vào kiến trúc của ngôi nhà và sở thích của gia chủ.
Tại sao nên thiết kế phòng khách thông tầng cho biệt thự tân cổ điển
Phòng khách thông tầng là thiết kế trần phòng khách cao hơn 1 tầng, có thể liên thông lên tầng 2 hoặc bao gồm cả phần mái. Phòng khách thông tầng có không gian thoáng đạt, tạo sự sang trọng cho biệt thự và cũng phù hợp cho nhà ống, hay chung cư cao cấp thiếu ánh sáng tự nhiên. Thiết kế thông tầng phòng khách làm phòng khách cao và rộng hơn rất nhiều, với khoảng không gian này lưu thông ánh sáng và không khí rất tuyệt vời. Qua đó tạo cảm giác thư thái và dễ chịu khi sinh sống.
Chỉ những ngôi nhà, biệt thự có kiến trúc 2 tầng trở lên thì mới áp dụng thiết kế thông tầng được. Những căn nhà diện tích không lớn cũng nên thiết kế thông tầng để lấy được nhiều ánh sáng và đối lưu khí tốt hơn, điều này sẽ giúp cho những căn nhà dù diện tích nhỏ nhưng vẫn thoáng mát nhất định.
Tuy nhiên, khi thiết kế không gian tầng trên thì cần phải đảm bảo được độ an toàn của lan can cần đáp ứng được chiều cao tiêu chuẩn. Phần cao thông tầng cũng cần được bố trí thêm của sổ hay cửa thông gió.
Khi thiết kế, cần phải cân bằng không gian và diện tích một cách kỹ lưỡng, điều này sẽ giúp tránh cho thiết kế phòng khách quá rộng làm ảnh hưởng đến những không gian, khu vực khác quá nhỏ. Ngược lại nếu như không gian phòng khách thông tầng quá hẹp lại khiến chúng ta gặp nhiều bất tiện hay không cân xứng mỹ quan.
Nên bố trí các vật dụng trang trí nội thất khéo léo và hợp phong thủy, với thiết kế thông tầng như thế này gia chủ có thể lựa chọn các mẫu đèn chùm dài, kích thước lớn, kết hợp với rèm cửa thông tầng phù hợp sẽ tạo thêm sự lung linh không ngờ cho phòng khách. Bài trí nội thất trong phòng cũng cần tham khảo những tiêu chí như hướng phòng, đồ decor hay đá phong thủy, ngoài ra, cũng nên bố trí thêm cây cối để làm xanh không gian sống.
Thiết kế thông tầng sẽ giúp cho biệt thự của bạn thông thoáng hơn, nhưng cũng bì thế mà không gian này sẽ dễ dẫn truyền âm thanh rõ ràng, gây nên tiếng ồn lớn, mất sự riêng tư cần thiết. Tường nhám, tường dày cách âm và sơn gai giúp giải quyết vấn đề này phần nào.
Thiết kế thông tầng tuy không phải giếng trời nhưng cũng có tác dụng lưu thông không khí trong nhà. Tất cả các phòng trong khoảng thông phòng đều luôn nhận được luồng khí tươi mới và ánh sáng tự nhiên. Đem lại lợi ích về sức khỏe, nội thất trong nhà vì thế mà cũng bớt ẩm mốc hơn.
Thiết kế phòng khách thông tầng tạo không gia có tầm nhìn rộng. Giúp gia chủ dễ dàng quan sát toàn bộ các phòng trên tầng. Khoảng thông tầng với trần cao khiến phòng khách sang trọng thêm rất nhiều. Thay vì những vách ngăn truyền thống có phần tốn kém, chiếm diện tích và khiến cho ngôi nhà của bạn trở nên bí bách, chật chội. Thiết kế thông tầng là bước tiến kiến trúc vượt bậc tạo những vách ngăn chia không gian nhẹ nhàng. Qua đó giúp ánh sáng và không khí dễ dang lưu thông trong nhà hơn.
Có khá nhiều phong cách thiết kế biệt thự thông tầng đẹp. Nhà Sang xin liệt kê 3 phong cách tiêu biểu thể hiện được thiết kế đặc sắc và nổi bật nhất được ứng dụng tại nhiều công trình xây dựng lớn.
Kiểu thiết kế biệt thự tân cổ điển thông tầng gây ấn tượng với người nhìn bới sự thoáng đãng với trần nhà cao. Nếu làm mái kính còn có thể nhìn thấy cả bầu trời trong xanh trên mái nhà. Phòng khách rộng lớn với nội thất chủ đạo là một bộ sofa đẳng cấp có view nhìn bao quát toàn bộ nội thất các tầng. Đem đến cho người nhìn cảm giác thư giãn, thoải mái hơn.
Với thiết kế ô cửa kính rộng mở ở phía bên cạnh sẽ khiến cho ánh sáng tự nhiên tràn ngập trong nhà. Đặc biệt, phần lan can phía trên nên được thiết kế chắc chắn chiều cao hợp lý để đảm bảo an toàn cho tất cả các thành viên trong gia đình.
#2 Phong cách hiện đại
Thông thường, thiết kế thông tầng cho biệt thự theo phong cách hiện đại thường sử dụng hiệu quả tương phản giữa tông trắng và nâu đen. Kết hợp với đó là khoảng trống ở phần thông tầng với đèn phòng khách pha lê thả tạo hiệu ứng khúc xạ ánh sáng đẹp lung linh.
#3 Kết nối với thiên nhiên
Thiết kế biệt thự thông tầng kết nối với thiên nhiên gây ấn tượng ngay từ ban đầu với người nhìn khi có đến 2 thiết kế thông tầng ở bên cạnh. Nó giúp cho không gian ngôi nhà được mở rộng tối đa, các chậu cây xanh lớn, nhỏ được trang trí trong ngôi nhà cũng sẽ giúp phát huy tối đa được vai trò của mình trong thiết kế này.
Trên cùng một diện tích đất, các gia chủ ngày này có phần ưu ái hơn với những mẫu biệt thự có diện tích vừa phải thay vì một ngôi nhà quá đồ sộ, và dành một phần đất cho cảnh quan sân vườn. Đó là tính thực dụng trong kiến trúc, nhà ở tiện dụng cho người sử dụng hơn là tính phô trương. Dưới đây là ưu điểm của một số không gian nổi bật khi thiết kế biệt thự thông tầng so với lối thiết kế nội thất truyền thống.
Không gian phòng khách
Phòng khách là không gian cảm nhận rõ ràng nhất những ưu điểm của một biệt thự thiết kế thông tầng. Bởi thông thường, phòng khách thường được đặt làm trung tâm của khoảng thông tầng. Đây cũng chính là nơi thường xuyên tiếp đón bạn bè, người thân đến thăm. Sự hiện đại, tiện nghi và sang trọng là những tính chất ưu tiên mà kiến trúc sư hướng đến khi thiết kế nội thất phòng khách. Các tone màu chủ đạo thường được sử dụng là những gam màu sáng với điểm nhấn chính là bộ sofa có tone màu pastel nhẹ nhàng, thanh lịch.
Điểm nhấn của phòng khách là những ô cửa kính lớn giúp tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên. Cách thiết kế nội thất biệt thự này sẽ giúp bạn cảm nhận được sự trong lành của không khí. Trong một không gian có chiều cao và độ rộng như vậy, việc khéo léo trong cách phối màu và sử dụng những vật liệu nội thất rất quan trọng để tránh làm loãng và tạo cá tính riêng cho không gian.
Không gian phòng bếp thoáng sạch
Khu vực bếp nấu và phòng ăn thường được thiết kế liên thông với nhau tạo sự tiện nghi và làm không gian này rộng rãi thoáng mát hơn. Về nội thất căn phòng, việc sử dụng tone màu sáng cho tất cả các vật dụng trong nhà bếp sẽ tạo nên cảm giác tươi mới mỗi khi chuẩn bị bữa cơm.
Điểm nhấn cho thiết kế nội thất phòng bếp này chính là sử dụng những vách kính lớn. Thiết kế vách trong suốt vừa đảm bảo mùi khói nấu nướng không lan tỏa ra toàn bộ nhà, lại giúp bữa ăn thêm phần ngon miệng hơn do có thể dễ dàng ngồi dùng bữa và ngắm nhìn khu vườn xanh mát bên ngoài.
Phòng ngủ hiện đại sang trọng, có view cả trong và ngoài nhà cuốn hút
Phòng ngủ là khu vực riêng tư, thường được thiết kế theo sở thích của chủ nhân căn phòng mà không chịu sự ràng buộc của phong cách nội thất tổng thể căn nhà. Tuy nhiên cũng nên tuân theo một số nguyên tắc để căn phòng hài hòa thẩm mỹ hơn. Mỗi phòng ngủ nên có ít nhất một cửa sổ lớn để tạo sự lưu thông không khí tươi mới mỗi ngày. Phòng ngủ trong biệt thự thông phòng còn được ưu ái thêm một hành lang trước cửa phòng có thể dễ dàng ngắm nhìn xuống các khu vực nội thất dưới tầng 1, ngắm nhìn đèn trần thả phản chiếu ánh nắng hoặc ánh đèn tuyệt đẹp.
Thiết kế nội thất Nhà Sang đều là những thiết kế hiện đại nhất và được chúng tôi cập nhật, phát triển liên tục để phù hợp với thời đại. Với phương châm luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên trên, chúng tôi cam kết sẽ hoàn thiện căn nhà của bạn một cách tốt nhất.
Liên hệ thiết kế và thi công:
Email: tuvannhasang@gmail.com
Hotline: 0936 104 768